Truyền hình kỹ thuật số mặt đất
có thể thu truyền hình theo kiểu cố định hoặc xách tay, thu di động
trên các phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, máy bay…
Giờ đây lắp truyền hình cùng AVG - Truyền hình An Viên, bạn có thể xem truyền hình ở mọi lúc - mọi nơi vô cùng tiện lợi.
Truyền hình KTS mặt đất (DTT) là gì?
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất (Digital Terrestrial Television – DTT) là hình thức truyền dẫn tín hiệu Truyền hình số qua sóng mặt đất. Ưu điểm của Truyền hình số
là hình ảnh sắc nét, có chiều sâu, loại bỏ hoàn toàn hiện tượng nhiễu
và bóng ma (ghost free) vốn là nhược điểm của truyền hình analog thông
thường (truyền hình quảng bá của VTV, truyền hình cáp,… ), loại bỏ ảnh
hưởng của các tia sóng phản xạ, không bị ảnh hưởng nhiễu phát ra do máy
vi tính, mô tơ điện, sấm sét…
- Ở phía phát, AVG dùng các trạm
phát sóng công suất lớn, sử dụng công nghệ DVB-T2, mạng đơn tần SFN để
truyền dẫn tín hiệu truyền hình số mặt đất.
- Ở phía thu, khách hàng
cần có ăng ten thu sóng và đầu thu kỹ thuật số (Set-top-box) để thu và
giải mã tín hiệu, rồi đưa tín hiệu đã được giải mã tới màn hình hiển thị
(tivi)
Truyền hình kỹ thuật số mặt đất có thể
thu truyền hình theo kiểu cố định hoặc xách tay, thu di động trên các
phương tiện giao thông công cộng như ô tô, tàu hoả, máy bay… Giờ đây lắp
truyền hình cùng AVG - Truyền hình An Viên, bạn có thể xem truyền hình ở mọi lúc - mọi nơi vô cùng tiện lợi.
Ở Việt Nam, AVG - Truyền hình An Viên
là đơn vị đi tiên phong trong việc phát sóng chuẩn cải tiến của truyền
hình số mặt đất DVB-T2. Với việc áp dụng tiêu chuẩn mới này thì AVG có thể cung cấp được nhiều kênh hơn và chất lượng tốt hơn trên mỗi tần số được cấp.
Vậy lắp đặt thiết bị thu Truyền hình KTS mặt đất như thế nào?
1. Các nguyên tắc chung khi lắp đặt thiết bị thu Truyền hình số mặt đất
- Vị trí lắp đặt phải trong vùng phủ sóng Truyền hình số mặt đất
- Thông thường Ăng ten thu hướng về phía trạm phát sóng thì tín hiệu thu được tốt nhất
- Ăng ten lắp đặt ở vị trí càng cao thì thu sóng càng tốt
- Vị trí thu sóng càng thoáng, không bị che chắn thì thu sóng càng tốt
- Càng gần trạm phát sóng thì sóng càng mạnh và tín hiệu thu được càng
tốt, chỉ cần dùng Ăng ten trong nhà cũng thu được tín hiệu ổn định
2. Danh mục thiết bị thu Truyền hình số mặt đất - DTT
 |
Bộ ăng ten trong nhà và ngoài trời của truyền hình kỹ thuật số mặt đất DTT |
Bộ thiết bị thu sóng Truyền hình số mặt đất - DTT gồm:
- Ăng ten thu: là thiết bị thu sóng Truyền hình số mặt đất
trong không gian để truyền vào Đầu thu thông qua cáp dẫn tín hiệu cao
tần (cáp đồng trục RG6); Ăng ten thu có tính định hướng, có hướng thu
sóng tốt hơn các hướng còn lại, hướng này gọi là hướng thu chính, do đó
khi sử dụng Ăng ten cần xoay hướng thu chính của Ăng ten về phía trạm
phát sóng, tham khảo hình sau:
- Cáp đồng trục RG6 và Đầu nối: kết nối tín hiệu từ Ăng ten truyền vào Đầu thu
- Đầu thu và Thẻ giải mã: thực hiện chuyển đổi tín hiệu cao tần thành tín hiệu hình ảnh, âm thanh và đưa đến Tivi (của Khách hàng) để hiển thị.
- Bộ chuyển đổi nguồn:
chuyển đổi nguồn điện xoay chiều 220V (AC) thành nguồn điện một chiều
(12V) cấp cho Đầu thu (có một số loại Đầu thu sử dụng trực tiếp nguồn
điện 220V thì không cần Bộ chuyển đổi này)
- Cáp AV: kết nối tín hiệu hình ảnh và âm thanh từ cổng ra của Đầu thu đến cổng vào của Tivi để hiển thị.
- Cáp HDMI:
kết nối tín hiệu hình ảnh và âm thanh (theo chuẩn chất lượng HD) từ
cổng ra của Đầu thu đến cổng vào HDMI của Tivi; Với các Tivi thế hệ mới
(LCD, LED, PLASMA,…) có cổng vào HDMI thì buộc phải dùng cổng vào này;
Vì cổng vào HDMI cho chất lượng hình ảnh, âm thanh đẹp và hay hơn so với
trường hợp sử dụng cổng vào AV (đặc biệt với các kênh truyền hình HD).
- Điều khiển từ xa: dùng để điều khiển, lựa chọn các tính năng của Đầu thu từ xa (không cần tác động trực tiếp trên Đầu thu)
Kết nối Đầu thu với Tivi
Bước 1: Xác định vị trí đặt Ăng ten thu
- Để xác định vị trí đặt Ăng ten thu cần căn cứ:
+ Độ cao lắp đặt Ăng ten:
* Nếu lắp đặt Ăng ten trong nhà thì độ cao so với mặt đất ≥ 1,5 mét
* Nếu lắp đặt Ăng ten ngoài trời thì độ cao so với mặt đất ≥ 5 mét
+ Tránh lối đi, đường đi có người, vật qua lại trước Ăng ten
+ Không lắp đặt Ăng ten gần thiết bị điện, điện tử (Tivi, đài, máy tính,…)
+ Xoay hướng thu sóng của Ăng ten ra vị trí thoáng (tránh vật che chắn)
và hướng về trạm phát sóng (hướng tốt nhất), xem trong Phụ lục của Sổ
tay lắp đặt thiết bị thu
+ Vị trí lắp đặt cần an toàn, chắc chắn, mỹ quan và dễ thực hiện
Bước 2: Kết nối, thu thử và Xác định hướng Ăng ten
- Định hướng các trạm phát sóng Truyền hình số mặt đất của AVG hiện có
(ví dụ trạm phát tại Hà Nội, trạm phát tại Nam Định, trạm phát tại HCMC,
trạm phát tại Bình Dương,… xem chi tiết trong Phụ lục của Sổ tay lắp
đặt thiết bị thu);
- Kết nối Ăng ten vào Đầu thu (bằng cáp đã bấm sẵn đầu nối, mang theo khi lắp đặt, khoảng 10 mét).
- Bật nguồn cấp cho Tivi, Đầu thu và từ Đầu thu cấp nguồn cho Ăng ten;
Chuyển Đầu thu về chế độ dò kênh bằng tay (nhập mã số 0000) và xoay Ăng
ten để thu thử, kiểm tra mức cường độ chất lượng của cả 3 kênh 57, 58 và
59 phải đảm bảo trên mức quy định,
+ Mức Quy định như sau: Cường độ > 40% – Chất lượng > 90%
+ Nếu cường độ cả 3 kênh (57,58,59) đều đạt mức quy định và ổn định (trong vài phút) thì có thể lắp Ăng ten tại vị trí này;
* Nếu không đạt thì phải chuyển Ăng ten sang vị trí khác và lại kiểm tra cường độ, chất lượng như trên.
- Bấm dò kênh; sau khi hoàn thành dò kênh, kiểm tra danh mục các kênh
truyền hình thu được, nếu thu được đủ tổng số kênh thì có thể lắp đặt
Ăng ten ở vị trí này.
Bước 3: Tinh chỉnh hướng Ăng ten
- Chuyển Đầu thu về chế độ dò kênh bằng tay và tiếp tục xoay, chỉnh
hướng Ăng ten để tìm hướng có cường độ, chất lượng cao nhất;
- Tại hướng của Ăng ten có cường độ, chất lượng cao nhất thường đạt mức điển hình như sau:
Để biết kết quả đo sóng trên đầu thu An Viên, khách hàng sử dụng đầu thu An Viên rồi vào đường dẫn sau:
Danh mục -> Thiết lập hệ thống -> Dò bằng tay -> Mật khấu 0000 -> Kiểm tra Cường độ, Chất lượng kênh 57,58,59
Để đăng kí dịch vụ truyền hình số mặt đất của An Viên, vui lòng liên hệ: 0966.313.999 hoặc truy cập website: http://truyenhinhanvien.tv để biết thêm chi tiết
Comments[ 0 ]
Post a Comment